Các phương pháp mồi hồ quang
Để thực hiện được kỹ thuật hàn đường thẳng thì chúng ta cần thiết phải hiểu được hồ quang hàn và thực hiện được các phương pháp mồi hồ quang và duy trì hồ quang cháy ổn định.
Khái niệm về hồ quang hàn.
Khi ta hàn, đầu tiên cho que hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập mạch. Do điện trở tiếp xúc và dòng điện chập mạch sinh ra nhiệt độ cao, làm cho điểm tiếp xúc giữa 2 cực điện lên đến trạng thái nóng chảy sau đó nhanh chóng nâng ngay que hàn lên cách vật hàn một khoảng cách nhất định, lúc này không khí giữa đầu que hàn với vật hàn biến thành thể khí dẫn điện, sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh hiện tượng này gọi là hồ quang.
Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh là hai đặc tính của hồ quang được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, lợi dụng sức nóng của nó có thể hàn bằng hồ quang và nhiệt luyện, ánh sáng của nó có thể dùng để chiếu sáng, như đèn pha…
Trong hồ quang hàn điện một chiều nhiệt độ ở khu vực cực âm lên đến 3200 độ C, khu vực cực dương lên đến 3400 độ C, nhiệt độ cao nhất của trung tâm cột hồ quang lên đến 6000 độ C
Các phương pháp mồi hồ quang.
Có 2 phương pháp mồi hồ quang.
a. Phương pháp mồi hồ quang mổ thẳng.
Cho que hàn thẳng góc với vật hàn cách bề mặt khoảng 5410 mm sau đó đưa nhẹ cổ tay xuống cho đầu que hàn và vật hàn chạm nhẹ vào nhau rồi đưa nhanh que hàn lên khoảng 10 mm sau khi phát hiện ra hồ quang nhanh chóng đưa cổ tay xuống thật bằng và đảm bảo một khoảng cách giữa que hàn với vật hàn duy trì từ 244 mm hồ quang sẽ cháy đều. Sau đó đưa que hàn trở về góc độ cần hàn và bắt đầu di chuyển.
b. Phương pháp mồi hồ quang ma sát
Phương pháp này gần giống như phương pháp đánh diêm, trước tiên cho cổ tay quay đi một ít cho que hàn vạch nhẹ lên vật hàn rồi lập tức nâng que hàn lên khoảng 10 mm là có thể mồi hồ quang cháy, rồi nhanh chóng đưa cổ tay trở lại thật bằng sau khi hồ quang phát sinh nhân lúc kim loại chưa bắt đầu cháy nhiều, lập tức phải giữ khoảng cách đầu que hàn với vùng nóng chảy ở độ cao từ 244 mm mới đảm bảo cho hồ quang cháy ổn định được sau đó mới bắt đầu hàn.
Chú ý:
– Đối với người mới học thì phương pháp ma sát dễ điều khiển hơn, nhưng nếu không vững thì sẽ làm hỏng bề mặt vật hàn đặc biệt là bề mặt tương đối nhỏ thì không tiện bằng phương pháp mổ thẳng. Phương pháp mổ thằng tương đối khó điều khiển thường dễ sinh ra hiện tượng hồ quang tắt hoặc chập mạch.
– Nếu thấy hiện tượng que hàn dính vào vật hàn chỉ cần lắc que hàn sáng trái, phải thì có thể tách que hàn khỏi vật hàn, nếu lúc này que hàn vẫn không tách ra khỏi vật hàn thì lập tức nhả miệng kìm ra để que hàn rời khỏi kìm hàn, sau đó lấy que hàn ra.