Vòng bi là một trong những bộ phận thiết yếu của máy công cụ. Chúng phải được sử dụng và bảo quản đúng cách. Nếu không có cách sử dụng và bảo quản phù hợp thì dù là vòng bi chất lượng cao cũng không mang lại kết quả như mong đợi.
Để tăng tuổi thọ vòng bi, trong quá trình lắp đặt và sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trong quá trình lắp đặt:
+ Vận chuyển vòng bi cẩn thận.
+ Chắc chắn là vòng bi phải được lắp trên trục
+ Bảo vệ vòng bi tránh khỏi bụi bẩn.
+ Giám sát nhiệt độ vòng bi cẩn thận – tránh quá nhiệt
Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng:
+ Tránh quá nhiệt
+ Bảo vệ tránh khỏi những tác động khác như: lửa hàn, hơi nước…
+Bảo vệ khỏi sự phân tán dòng điện
+ Bôi trơn đúng tiêu chuẩn cho vòng bi.
+ Tránh chấn động quá mức.
Trong thời gian kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thiết bị, khi kiểm tra vòng bị cần kiểm tra vận hành hay thay thế các bộ phận thiết bị, cần xác định tình trạng vòng bi để xem có tiếp tục hoạt động nữa hay cần phải thay thế.
- Ghi lại các thông số kiểm tra vòng bi khi tháo.
- Sau khi lấy mẫu mỡ và đo lượng mỡ dư thừa thì tiến hành vệ sinh vòng bi.
- Tiếp tục kiểm tra có hay không những hư hỏng bất thường đối với vòng giữ bi, bề mặt bi, bề mặt lắp lỗ trong vòng bi, bề mặt rãnh bi
- Quan sát vết chạy trên bề mặt rãnh bi.
Khi đánh giá có hay không sử dụng lại vòng bi, cần theo các điểm đánh giá sau:
- Mức độ hư hỏng vòng bi
- Sự làm việc của máy, mức độ quan trọng của máy,
- Điều kiện vận hành, tần suất kiểm tra bảo dưỡng.
Nếu kiểm tra phát hiện vòng bi có những hư hỏng bất thường, cần xác định được nguyên nhân và cách khắc phục. Trong trường hợp kiểm tra phát hiện bất cứ hư hỏng nào mà thấy không thể sử dụng lại thì vòng bi cần phải thay mới. Sau đây là một số biểu hiện ta nên thay vòng bi mới để đảm bảo hoạt động của máy móc:
– Sự tróc vảy của các viên bi hay rãnh lăn.
– Nứt hay vỡ vòng giữ bi, các viên bi và ca trong.
– Tạo vết rạn nứt hay gỉ sét trên các viên bi hoặc rãnh lăn.
– Có các vết lõm trên các viên bi hoặc rãnh lăn.
– Sự mài mòn vòng giữ bi hay lỏng các đnh tán.
– Các vòng làm kín bị hư hỏng hay vòng làm kín mỡ của vòng bi
– Bị xước, tạo vết khía trên các viên bi, tạo bề mặt gờ trên rãnh lăn.
– Sự rão của các bề mặt ngoài ca ngoài hay lỗ ca trong.
– Sự biến màu do nhiệt.